Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN GIAO HOIHiển thị tất cả
Sau Phục Sinh, Noel là ngày lễ quan trọng thứ nhì trong lịch phụng vụ, mở đầu năm phụng vụ. Và đó cũng là một trong ba Sinh nhật được Giáo hội công giáo mừng, hai ngày sinh kia là ngày sinh của Thánh Gioan-Baotixita, ngày 24 tháng 6 và ngày Đức Mẹ sinh ra, ngày 8 tháng 9.
Chữ Noel đến từ tiếng la-tinh “dies natalis” hay ngày sinh ra, vì thế chữ Noel luôn viết hoa khi nhắc đến ngày sinh của Chúa. Nhưng điểm quan trọng không phải ở đây, các tín hữu kitô mừng sự kiện sinh ra, chứ không phải mừng ngày sinh nhật. Đây là một tiến trình thần học chứ không phải lịch sử.
Tại sao Noel lại là ngày 25 tháng 12?
Đúng ra trong các sách vở, người ta không tìm ra dấu vết ngày sinh của Chúa Giêsu! Không tìm ra ngày, cũng không tìm ra năm… Dù trong Phúc Âm Thánh Luca là Phúc Âm nói rõ nhất về chuyện này thì chỉ biết các mục đồng ngủ ban đêm ở ngoài đồng với đàn chiên của mình… như thế không phải là vào mùa đông! Ngày 25 tháng 12 là ngày Đức Giáo hoàng Libere chọn vào năm 353, thế kỷ thứ 4!
Ngày đông chí được ấn định trong lịch juliên có hiệu lực vào thời Chúa Giêsu sinh ra ngày 25 tháng 12… trùng với ngày 7 tháng 1 của lịch gregoria hiện nay. Điểm này giải thích các giáo hội chính thống giáo cũng theo lịch phụng vụ juliên để mừng ngày sinh của Chúa Kitô cũng vào ngày này.
Tín hữu kitô xem Chúa Giêsu là “ánh sáng cho thế gian”, phù với ngày đông chí, ngày mặt trời sống lại là hoàn toàn tự nhiên. Năm 2004, giám mục giáo phận Arras giải thích: “Việc mừng Noel nhằm vào ngày lễ lương dân đông chí là một dấu hiệu tuyệt vời. Các tia sáng mặt trời ở điểm thấp nhất trong độ nghiêng của nó. Dần dần mặt trời lấy chỗ của đêm tối. Và ánh sáng đã chiến thắng”.
Phúc Âm Thánh Gioan (8, 12) nói đến ẩn dụ một ánh sáng mới soi sáng thế gian. Noel năm 2007, Đức Bênêđictô XVI cũng nhắc lại: “Trong hang lừa ở Bêlem, trời và đất giao thoa. Mặt trời đến trên mặt đất. Vì thế, ánh sáng chiếu cho mọi thời; chính vì vậy thắp sáng niềm vui”.
Noel, để mừng một kỷ nguyên mới
Năm 425, hoàng đế phương Đông Théodose II chính thức hệ thống hóa các ngày mừng lễ Noel. Vì ngày này không trùng với lịch Hêbrơ, khác với ngày Phục Sinh và lễ Hiện Xuống là những ngày lễ theo âm lịch, ngày mừng Chúa Kitô sinh ra theo dương lịch.
Đến thế kỷ thứ 6, tu sĩ sử gia Denis le Petit tìm năm để quyết định năm Chúa Giêsu sinh ra. Theo các tính toán của tu sĩ, ông ấn định đó là năm 1, năm khởi đầu kitô giáo. Từ đó năm 1 là mốc để đánh dấu các thế kỷ trước Chúa Kitô sinh ra và sau Chúa Kitô sinh ra. Nhưng người ta nghĩ tu sĩ đã tính sai, theo lẽ Chúa Giêsu sinh ra 6 hoặc 7 năm trước năm 1.
Và theo Phúc Âm, Chúa Giêsu chế.t vào một ngày thứ sau khi người do thái mừng lễ Vượt qua. Theo các con số tính toán của họ, đa số các sử gia đều cho đó là ngày thứ sáu 7 tháng 4 năm 30. Lúc đó Chúa Giêsu khoảng 36 tuổi.
Noel, ngày lễ của các gia đình
Từ thế kỷ thứ 4 đã có truyền thống dâng ba thánh lễ Noel: một thánh lễ Nửa khuya, một thánh lễ Rạng đông và một thánh lễ Ban ngày. Bây giờ không buộc phải dâng thánh lễ đúng nửa đêm nhưng nửa đêm vẫn là giây phút quan trọng lúc Chúa sinh ra. Vì được xem là “lễ của các gia đình” nên thánh lễ được cử hành vào buổi tối với các bài phụng vụ của lễ nửa đêm, chứ không phải bài phụng vụ của ngày canh thức Noel. Thánh lễ Noel nói lên tinh thần ngày lễ Noel như bài hát danh tiếng Đêm thánh:
Đêm Thánh vô cùng. Giây phút tưng bừng. Đất với trời. Se chữ đồng. Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa. Ơn châu báu vô bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền!
Ôi Chúa Thiên đàng. Cảm mến cơ hàn. Nhấp chén phiền. Vương phong trần. Ôi Thiên Chúa thương người đến quên mình. Canh khuya giáng sinh trong chốn cơ hàn. Ơn châu báu vô bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền.
 Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, phanxico.vn
Bạn chưa bao giờ nghĩ đến việc xin Phép lành Tòa Thánh của Đức Phanxicô hoặc nghĩ đến việc xin cho người thân? Tin vui cho bạn! Bây giờ bạn có thể xin qua trang mạng của Sở Từ thiện của Đức Giáo Hoàng. Phép lành Tòa Thánh có thể xin trong nhiều dịp khác nhau. Vào dịp nhận các phép bí tích như rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức, đám cưới, chịu chức hay khấn dòng nhưng bạn cũng có thể xin vào dịp sinh nhật của các phép bí tích này. Để xin giấy phép lành bạn chỉ cần đến văn phòng của Sở Từ thiện của Đức Giáo Hoàng, văn phòng ở bên trong Vatican hoặc gởi thơ, gởi fax đến.
Nhưng đó là chuyện đời xưa; bây giờ Sở Từ thiện của Đức Giáo Hoàng vừa mở trang mạng mới (https://www.elemosineria.va/papal-blessing-parchments/), bạn có thể xin trực tiếp qua trang này. Tất cả đều được chỉ dẫn rõ ràng, bạn chỉ cần điền vào các chọn lựa của mình, dịp nào, loại giấy nào, số luợng, gởi như thế nào và dĩ nhiên thông tin cá nhân của bạn. Các mẫu giấy phép lành có nhiều loại khác nhau. Giá cả tùy theo loại giấy, từ 16 đến 24 âu kim cọng thêm tiền cước phí. Trung bình thời gian đặt đơn từ 15 đến 20 ngày.
Truyền thống này có từ các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội
Sở Từ thiện của Đức Giáo Hoàng có nhiệm vụ lo cho người nghèo. Hoạt động này có từ các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, thường do các thầy phó tế làm. Sau đó công việc này được giao cho một hay nhiều người thân cận của các giáo
Giáo hoàng đầu tiên tổ chức Sở Từ thiện của Đức Giáo Hoàng là chân phước Gregoire X (1271-1276), người quy định các công việc của Sở Từ thiện. Bằng một sắc chỉ năm 1409, giáo hoàng Alexandre V đưa ra các luật lệ để Sở Từ thiện làm việc mà sinh hoạt luôn nhờ sự giúp đỡ của các giáo hoàng.
Để giúp việc gây quỹ cho các việc từ thiện của Sở Từ thiện, giáo hoàng Lêô XIII đã giao cho Sở Từ thiện làm các Phép lành Tòa Thánh bằng giấy cảo thơm. Để được đích thực, các tờ giấy này phải có chữ ký của cha Tuyên úy và con dấu của ngài. Tiền thu được góp vào công việc từ thiện của Đức Giáo hoàng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Mình ngồi đối diện với một ông bạn vô thần. Ở giữa hai người là hai tách cà phê nóng và một gói thuốc Con Mèo. Cà phê là chồng. Thuốc lá là vợ. Cà phê thì đắng. Thuốc lá thì cay. Cả hai “vợ chồng” tạo ra cảm giác say say và làm cho hai ông bạn “vô-hữu” quấn lấy nhau, dìu nhau vào chuyện đạo, lôi nhau vào chuyện đời, nói mãi không thôi… Bỗng ông bạn vô thần thoọc mình một cái.
– Bộ anh không có vợ thiệt hả?
– Bộ anh không tin thiệt hả?
– Không có vợ thì chịu sao nổi?
– Không nổi thì chìm. Chìm thì chết. Nếu không dám chết, thì phải ráng mà nổi.
a
– Phải công nhận là các anh tu luyện hay thiệt. Ủa… mà sao trong đạo của anh không có nữ linh mục? Như vậy thì có kỳ thị nữ giới, có phân biệt đối xử không?
– Đạo tôi không kỳ thị nữ giới, nhưng có phân biệt đối xử và chủ trương phải phân biệt để đối xử hợp tình và đúng lý.
– Anh nói gì mà kỳ vậy?
– Thủng thẳng. Uống cà phê và “phì phà” đi, vì chuyện đàn bà đàn ông là chuyện của thế giới, là chuyện của loài người. Mà lịch sử loài người thì dài như vô tận.
* Trước hết, đạo của tôi không kỳ thị nữ giới. Bằng chứng là ông Ađam (người đàn ông đầu tiên) khi thấy Eva (người đàn bà đầu tiên) liền tuyên ngôn như xuất thần rằng: “Đây là xương của tôi, đây là thịt của tôi”. Rồi ông còn tuyên bố y như Quốc Hội công bố luật gia đình rằng: “Từ nay, người nam sẽ giã từ cha mẹ để kết hợp với người nữ. Cả hai chỉ còn là một xương một thịt”. Đức Giêsu khẳng định ý kiến ấy của Ađam là ý trời: “Điều gì Thiên Chúa nối kết, loài người không được phân ly”. Tương quan giữa nam và nữ là thế, thì tuyệt vời rồi. Nếu có kỳ thị nam giới hay nữ giới, thì đó là lạc đạo, là ngoại đạo, là người trong đạo đi lạc ra ngoài đạo.
* Bây giờ thì sang vấn đề phân biệt đối xử. Tôi đã khẳng định với anh rằng đạo của tôi chủ trương phải phân biệt, để đối xử hợp tình và đúng lý. Tôi lý giải dài dòng lắm. Anh cứ uống cà phê và hút thuốc đi.
– Vì phân biệt đối xử, nên cha mẹ bắt con trai đi xúc cát, vác đá… lem luốc xấu xí như quỷ sứ. Trong khi đó con gái quét nhà…, lặt rau… lúc nào cũng mượt mà, điệu đà. Rất hợp tình và đúng lý. Con trai không cự nự. Con gái không vùng vằng.
a
– Vì VNPT phân biệt đối xử, nên cứ thấy công nhân nam ngồi vắt vẻo trên cột điện, giữa trời nắng đổ lửa. Da thì đen đúa. Mồ hôi thì chua lè. Trong khi đó nữ nhân viên thì ngồi trong phòng lạnh, gõ phím vi tính, đóng mộc trên con tem… khỏe ra. Lúc nào cũng tha thướt. Lúc nào cũng thơm phưng phức. Chẳng ai chống đối. Chẳng ai đòi cào bằng công tác giữa nam và nữ.
– Vì nhà nước phân biệt đối xử, nên trên thao trường đổ lửa và trên chiến trường loang máu chỉ thấy đàn ông con trai. Trùng trùng điệp điệp. Trong khi ấy người nữ ở hậu phương vẫn yểu điệu, vẫn duyên dáng, vẫn tỉa tót… Loài người vẫn đồng ý. Lịch sử vẫn đồng thuận. Không ai đòi cào bằng.
– Vì Tạo Hóa phân biệt đối xử, nên chỉ có đàn bà mang bầu, sanh con và cho con bú. Đàn ông thì cứ ngơ ngơ, chẳng biết gì những việc ấy. Thương vợ ột ệt, nếu đàn ông muốn chia sẻ công tác mang bầu với vợ, thì Trời cũng chẳng cho. Đành đi cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng và dâng mồ hôi nước mắt cho “xương của tôi và thịt của tôi”. Lịch sử hai triệu năm của loài người vẫn thành hình như thế. Rất êm ả. Đàn bà không chống đối. Đàn ông không đòi đổi công tác.
Tôi nói lòng vòng như vậy đó. Anh chịu chưa?
– Chưa. Anh đánh trống lảng sang chuyện khác rồi. Vấn đề là “Tại sao không có nữ linh mục?”, mà anh không hề đá động tới.
– Có đá rồi, nhưng chưa động tới thôi. Bây giờ thì…
a
1. Từ xưa tới nay chưa có nữ linh mục. Tại sao?
– Có người bảo rằng vì Đức Giêsu tuyển chọn 12 người đàn ông làm Tông đồ. Còn người nữ chỉ tháp tùng đoàn truyền giáo thôi.
Quả thật Đức Giêsu đã tuyển chọn đoàn Tông đồ toàn là đàn ông. Nhưng Người không hề bảo rằng đàn bà không được làm Tông đồ. Cũng như Người chỉ chọn 12 Tông đồ. Con số 12 dường như có một ý nghĩa quan trọng lắm, nên sau khi đoàn chỉ còn 11 vị, thì Thánh Phêrô yêu cầu bổ sung cho đủ 12. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không được phép có hơn 12 giám mục.
Đức Giêsu tuyên bố ơn gọi của Người là đi loan báo Tin Mừng. Suốt đời truyền giáo, Người “đi” chứ không “ở”. Nhưng không phải vì thế mà ngày nay ta không được xây nhà thờ, chủng viện và nhà xứ.
2. Hiện nay đang có một số người đòi hỏi phải có nữ linh mục. Họ còn đấu tranh và cho rằng nếu không cho người nữ làm linh mục thì Giáo Hội kỳ thị nữ giới và đi ngược với phong trào đòi “nam nữ bình quyền”.
Theo ý kiến của tôi, thì vấn đề không phải là “người nữ không được làm linh mục” mà là “người nữ có nên làm linh mục hay không?. Hoặc “chức năng linh mục có phù hợp với phụ nữ hay không?”.
a
Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền cũng như Hiến Pháp Việt Nam không hề cấm nam giới làm giáo viên mẫu giáo mầm non. Nhưng trong thực tế chẳng có giáo viên tu mi nào muốn làm nghề ấy. Không phải vì họ không “được làm” mà vì họ sợ không thể “làm được”.
Xin đơn cử một ví dụ: anh là nữ linh mục. Vào đúng 24 giờ: trời tối om om; mưa rơi lất phất; đường làng vắng hoe. Có một cú điện thoại: “Mời mẹ sở đi kẻ liệt gấp. Ông Mỗ đang hấp hối. Xe ôm đang chờ mẹ ở cổng nhà xứ…”. Tôi hỏi thiệt anh, nếu anh là nữ linh mục, anh có dám xách đồ đi ngay không? Nếu anh không đi ngay, thì anh có thi hành chức năng linh mục không?
3. Trong tương lai, có thể có nữ linh mục không? Hãy để tương lai trả lời. Nhưng vẫn phải trung thành với nguyên tắc: “Phải phân biệt để biết đối xử cho hợp tình và đúng lý” và “không được kỳ thị nữ giới cũng như nam giới”. Con người là mẫu số chung, là căn bản. Còn nam hay nữ, màu da hay tiếng nói chỉ là chuyện phụ. Tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô.
Tạp bút của Lm. Piô Ngô Phúc hậu
Papa luôn mời gọi mỗi người trẻ chúng ta sống trung thực, tinh thần trách nhiệm và lạc quan. Đó là ba điều mà Papa ước ao chúng ta làm theo.
Papa nói:
“Đừng sợ hãi, vì sợ hã.i luôn là kẻ th.ù của điều tốt, là kẻ th.ù của tình yêu và hòa bình. Các tôn giáo lớn dạy lòng khoan dung, hòa hợp và thương xót; họ không dạy sợ hã.i, chia rẽ và xung độ.t. Chúa Giêsu luôn nói với những người theo Ngài: đừng sợ”.
Ngày hôm nay Thánh lễ ở Tokyo Dome khép lại, mọi người vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp Papa bằng xương bằng thịt. Bởi vì Ngài là người đứng đầu Hội Thánh Công giáo, là vị Cha chung của các Kito hữu. Nhưng có một người Cha còn yêu thương chúng ta gấp bội lần đó là Chúa Giêsu. Ngài tỏ bày tình yêu qua Papa để chúng ta cảm nhận rõ hơn tình yêu của Ngài.
Gặp Papa ta vui sướng được chụp hình Ngài, nhưng Ngài sẽ vui sướng hơn nếu chúng ta làm theo lời Ngài dạy. Đó là điều đáng trân quý nhất. Hình ảnh có thể phai mờ theo thời gian nhưng Lòng mến và Đức Tin thì sẽ mãi mãi trường tồn theo thời gian.
Thời tiết hôm nay cũng quả là một phép lạ, trong khi những ngày trước dự báo có mưa, thì thật lạ lùng thời tiết lại ấm áp và chỉ có mua lắc rắc sau khi Thánh lễ kết thúc.
Đó như là một dấu chỉ Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy và Ngài muốn chúng ta nhận ra Ngài.
Papa đến thiên nhiên cũng hoà quyện theo, Cũng giống như bình an mà Chúa ban cho loài người chúng ta vậy đó.
con chợt ước: Ước gì tất cả mọi người trên thế giới này đều biết đến Chúa thì có lẽ bất công, chiến tranh, nghèo đói, đau khổ, áo bức sẽ không còn.
Ước cho lần thăm Nhật Bản lần này, có thêm nhiều người cảm nhận được tình yêu của Papa, và qua đó nhận biết được Chúa.
Nguyện xin Chúa gìn giữ Papa được bình an.
Chúng con yêu Papa
Cre: Gioan Hồng Khôi



Earthquake aftermath in Albania


Thông cáo của Bộ Phục vụ và phát triển con người toàn diện cho biết Đức Thánh Cha tặng 100
 ngàn euro cứu trợ nạn nhân động đất ở Albani.
Audio
Đêm 25/11, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở bờ biển phía bắc Albania, 
thuộc khu vực của thành phố Durres. Đến nay đã có hàng chục người chết và ít nhất 600
 người bị thương, nhưng nhiều người vẫn nằm dưới đống đổ nát. Trận động đất đã để lại thiệt
 hại to lớn: các tòa nhà bị sập và hàng trăm người vô gia cư.
Hỗ trợ khẩn cấp
Qua Bộ phục vụ và phát triển con người toàn diện, Đức Thánh Cha tặng 100 ngàn euro để hỗ trợ
 người dân trong giai đoạn khẩn cấp này. Thông cáo của Bộ viết: "Bằng cách này, Đức Thánh Cha
 muốn bày tỏ sự gần gũi về thiêng liêng và sự hỗ trợ của người cha đối với người dân và vùng lãnh 
thổ bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng vào các hoạt động cứu trợ tại các giáo phận liên
 quan đến trận động đất, theo thỏa thuận với Tòa Sứ thần ở Albania.
Lời chia buồn trong buổi tiếp kiến chung
Trước đó, trong buổi tiếp kiến chung ngày 27/11/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự gần 
gũi với nhân dân Albani. Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn gửi lời chào và bày tỏ sự gần gũi với nhân 
dân Albani yêu quý, đã đau khổ rất nhiều trong những ngày này. Albani là quốc gia đầu tiên của châu
 Âu mà tôi muốn viếng thăm. Tôi gần gũi với các nạn nhân và cầu nguyện cho những người qua đời
 những người bị thương và các gia đình. Xin Chúa chúc lành cho dân tộc mà tôi rất quý mến.”
Điện tín chia buồn
 trong một điện thư do Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin ký, Đức Thánh Cha phó thác các 
nạn nhân cho lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa và bảo đảm cầu nguyện cho những người bị
 thương và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Đức Thánh Cha tín thác dân tộc
 Albani cho sự quan phòng yêu thương của Đấng Toàn năng.
Chia buồn của các Giám mục Albani
Các Giám mục Albani cũng bày tỏ sự gần gũi và đau đớn về thảm kịch. Các Đức cha nói rằng Giáo 
hội Albania và các Giáo hội anh em từ khắp thế giới chân thành chia buồn, đồng thời cũng không 
ngừng cầu nguyện cho các nạn nhân. Trong khi hy vọng về sự hồi sinh sau thảm kịch này, các giám
 mục cũng hỗ trợ cùng với các cơ quan cứu trợ, qua các cơ sở bác ái và liên đới, để dấn thân cứu
 giúp sự sống con người.
Sự hỗ trợ của các tổ chức bác ái
Ngay sau khi xảy ra động đất, tổ chức Bác ái Albani đã lập tức tham gia cứu trợ. Caritas Ý cũng
 nỗ lực cứu trợ khẩn cấp. (Vatican News 27/11/2019)
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ sự sống, như khẩu hiệu chuyến viếng thăm Nhật và lưu ý đặc biệt đến nhiều người Nhật ngày nay đánh mất ý nghĩa sống. Ngài nhắc rằng cần phải yêu quý sự sống, kinh tế kỹ thuật thôi không đủ; cần có tình yêu Chúa Kitô để nhận ra sự sống thật ý nghĩa, và phát triển nó trong sự phục vụ tha nhân.
Hồng Thủy - Vatican
Sau chuyến tông du viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản từ ngày 19-26/11, Đức Thánh Cha đã trở lại Roma vào chiều hôm qua 26/11 và sáng nay ngài vẫn gặp gỡ hàng ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô như mọi sáng thứ Tư khác.
Thay vì bài giáo lý, Đức Thánh Cha đã thuật lại các hoạt động của ngài trong chuyến viếng thăm hai quốc gia này. Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao chứng tá của Giáo hội tại Thái Lan và Nhật Bản, dù là một thiểu số, nhưng vẫn là chứng tá mạnh mẽ của Tin Mừng qua hoạt động bác ái của mình.
Bài chia sẻ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm qua tôi trở về sau chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản; tôi rất biết ơn Chúa về món quà đó. Tôi muốn một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Chính quyền và Giám mục của hai quốc gia này, những người đã mời tôi và chào đón tôi rất nồng nhiệt, và trên hết là cảm ơn người dân Thái Lan và người dân Nhật Bản. Chuyến thăm này đã gia tăng sự gần gũi và tình cảm của tôi đối với những dân tộc này: xin Chúa chúc lành và ban cho họ được thịnh vượng và hòa bình.
Thái Lan: khuyến khích chung sống hòa hợp giữa các thành phần khác nhau
Thái Lan là một vương quốc cổ kính nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ. Khi gặp Quốc vương, Thủ tướng và các cấp chính quyền, tôi đã tôn vinh truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của người Thái, dân tộc của “nụ cười xinh đẹp”, dân tộc mỉm cười. Tôi đã khuyến khích họ dấn thân vì sự hòa hợp giữa các thành phần khác nhau của quốc gia, cũng như để sự phát triển kinh tế có thể mang lại lợi ích cho mọi người và xoa dịu những vết thương của sự bóc lột, đặc biệt là phụ nữ và trẻ vị thành niên. Phật giáo là một phần không thể thiếu trong lịch sử và cuộc sống của người dân nước này, vì vậy tôi đã đến thăm Đức Tăng Thống của các Phật tử, tiếp tục con đường tôn trọng lẫn nhau mà các vị tiền nhiệm của tôi đã khởi xướng, để lòng từ bi và tình huynh đệ có thể gia tăng trên thế giới. Theo nghĩa này, cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, diễn ra tại trường đại học lớn nhất nước này, rất có ý nghĩa.
Chứng tá bác ái của Giáo hội tại Thái Lan
Chứng tá của Giáo hội tại Thái Lan cũng được tỏ ra qua các hoạt động phục vụ bệnh nhân và những người rốt cùng. Trong số này có Bệnh viện Saint Louis nổi tiếng mà tôi đã đến thăm và khuyến khích nhân viên y tế và gặp gỡ một số bệnh nhân. Sau đó, tôi dành những thời gian cho các linh mục và tu sĩ, cho các giám mục, và cả cho các tu sĩ dòng Tên. Ở Bangkok tôi đã cử hành thánh lễ với tất cả Dân Chúa tại Sân vận động Quốc gia và sau đó là với giới trẻ tại nhà thờ chính tòa. Ở đó chúng tôi đã cảm nghiệm rằng trong gia đình mới được Chúa Giêsu thành lập cũng có những khuôn mặt và tiếng nói của người dân Thái.
Nhật Bản: “Bảo vệ mọi sự sống”
Sau đó tôi đến Nhật Bản. Khi đến Tòa Sứ thần ở Tokyo, tôi đã được các giám mục của nước này chào đón và ngay sau đó tôi đã chia sẻ với các ngài thách đố của người mục tử của một Giáo hội rất nhỏ, nhưng là người mang nước hằng sống, Tin Mừng của Chúa Giêsu.
“Bảo vệ mọi sự sống” là khẩu hiệu chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi, một đất nước mang vết thương của vụ thả bom nguyên tử và là người phát ngôn cho toàn thế giới về quyền căn bản sống và hòa bình. Tại Nagasaki và Hiroshima tôi đã dừng lại cầu nguyện, đã găp một vài người sống sót sau thảm kịch và gia đình của các nạn nhân, và tôi đã lập lại lời lên án mạnh mẽ về vũ khí hạt nhân và sự giả hình khi nói về hòa bình mà lại chế tạo và bán bom đạn chiến tranh. Sau thảm kịch đó, Nhật Bản đã thể hiện một khả năng phi thường để chiến đấu cho sự sống; và mới đây, họ cũng đã làm như vậy, sau ba thảm họa vào năm 2011: động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân.
Đe dọa nghiêm trọng là mất ý nghĩa sống
Để bảo vệ sự sống thì cần phải yêu quý nó, và ngày nay, mối đe dọa nghiêm trọng, ở các nước phát triển nhất, là sự đánh mất ý nghĩa sống. Các tài nguyên kinh tế thôi thì không đủ, công nghệ thôi không đủ, cần có tình yêu của Chúa Cha mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta và cho chúng ta. Tình yêu đã đem lại sức sống cho chứng tá của các vị tử đạo, như các vị tử đạo ở Nagasaki, thánh Phaolô Miki và 25 người bạn; tình yêu đã nâng đỡ chân phước Justo Takayama Ukon và nhiều người nam nữ vô danh, những người đã giữ vững niềm tin trong thời gian dài bị đàn áp.
Vượt qua sợ hãi và đóng kín
Nạn nhân đầu tiên của sự trống rỗng, thiếu ý nghĩa sống là những người trẻ tuổi, vì vậy đã có một cuộc gặp gỡ ở Tokyo dành riêng cho họ. Tôi lắng nghe những câu hỏi và ước mơ của họ; tôi khuyến khích họ cùng nhau chống lại mọi hình thức bắt nạt, và vượt qua nỗi sợ hãi và đóng kín, bằng cách mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, trong cầu nguyện và phục vụ tha nhân. Tôi đã gặp những người trẻ tuổi khác tại Đại học "Sophia", cùng với cộng đồng học thuật. Trường đại học này, giống như tất cả các trường Công giáo, được đánh giá cao ở Nhật Bản.
Mở lòng ra với thông điệp Tin Mừng
Ở Tokyo, tôi có cơ hội đến thăm Nhật Hoàng Naruhito, tôi muốn tái bày tỏ lòng biết ơn của mình với nhà vua; và tôi đã gặp Chính quyền và ngoại giao đoàn. Tôi hy vọng về một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, đặc trưng bởi sự khôn ngoan và chân trời mở rộng. Vẫn trung thành với các giá trị tôn giáo và đạo đức của mình, và mở lòng ra với thông điệp Tin Mừng, Nhật Bản có thể là một quốc gia hàng đầu vì một thế giới công bằng và hòa bình hơn và vì sự hòa hợp giữa con người và môi trường.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy phó thác Thái Lan và Nhật Bản cho sự tốt lành và quan phòng của Thiên Chúa.
Sáng thứ Hai 28/10, Văn phòng Báo chí Tòa thánh cập nhật chương trình đã được phổ biến từ ngày 2/10 về chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Thái Lan và Nhật Bản từ 19-26/11.
Chương trình được cập nhật:
Thứ Ba 19 Tháng 11 Năm 2019
ROMA – BANGKOK
19:00    Khởi hành từ sân bay Fiumicino của Roma đến Bangkok     
Thứ Tư 20 tháng 11 năm 2019
ROMA – BANGKOK
12:30    Đến sân bay quân sự Bangkok     
     Chào mừng tại terminal 2 sân bay quân sự Bangkok
 
 
Thứ Năm 21 tháng 11 năm 2019
BANGKOK
09:00    Nghi thức đón tiếp tại Toà nhà Chính phủ     
09:15    Gặp Thủ tướng tại "Phòng Ngà Thân Hữu - Inner Ivory Room" của Toà nhà Chính phủ     
09:30    Gặp quan chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường "Inner Santi Maitri" của Toà nhà Chính phủ    Diễn văn của Đức Thánh Cha
10:00    Thăm Đức Tăng Thống của Phật giáo tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram Temple    Lời chào của Đức Thánh Cha
11:15    Gặp nhân viên của Bệnh viện Công giáo Thánh Louis    Lời chào của Đức Thánh Cha
12:00    Thăm các bệnh nhân và người khuyết tật tại Bệnh viện Công giáo Thánh Louis     
     Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần
17:00    Thăm riêng Quốc Vương Maha Vajiralongkorn "Rama X" tại Cung điện Hoàng gia Amphorn     
18:00    Thánh lễ tại sân vận động Quốc gia    Bài giảng của Đức Thánh Cha
 
Thứ Sáu 22 tháng 11 năm 2019
BANGKOK
10:00    Gặp các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và Giáo lý viên tại Giáo xứ thánh Phêrô (St. Peter’s Parish)    Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:00    Gặp các Giám mục của Thái Lan và Liên hội đồng Giám mục Á châu tại Vương cung Thánh đường Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung    Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:50    Gặp riêng các tu sĩ Dòng Tên tại hội trường kế Vương Cung Thánh Đường     
     Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần     
15:20    Gặp các Nhà lãnh đạo Kitô giáo và các tôn giáo khác tại Đại học Chulalongkorn    Diễn văn của Đức Thánh Cha
17:00    Thánh lễ với Giới trẻ tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời (the Cathedral of the Assumption)    Bài giảng của Đức Thánh Cha
 
Thứ Bảy 23 tháng 11 năm 2019
BANGKOK-TOKYO
09:15    Nghi thức tạm biệt tại Terminal 2, sân bay quân sự của Bangkok     
09:30    Khởi hành đến Tokyo     
17:40    Đến sân bay Tokyo-Haneda     
     Nghi thức đón tiếp tại sân bay Tokyo-Haneda     
18:30    Gặp các Giám mục tại Tòa Sứ Thần    Diễn văn của Đức Thánh Cha
 
Chúa Nhật 24 tháng 11 năm 2019
TOKYO-NAGASAKI-HIROSHIMA-TOKYO
07:20    Khởi hành đến Nagasaki     
09:20    Đến sân bay Nagasaki     
10:15    Sứ điệp về vũ khí hạt nhân tại Công viên Bom Nguyên Tử (the Atomic Bomb Hypocenter Park)    Sứ điệp của Đức Thánh Cha
10:45    Kính viếng các Thánh Tử Đạo tại Đài Các thánh Tử đạo – Đồi Nishizaka    Lời chào của Đức Thánh Cha
          Kinh Truyền Tin
     Ăn trưa tại Tòa Tổng Giám Mục     
14:00    Thánh lễ tại sân vận động Bóng Chày    Bài giảng của Đức Thánh Cha
16:35    Khởi hành đi Hiroshima     
17:45    Đến sân bay Hiroshima     
18:40    Gặp gỡ vì hòa bình tại Đài Tưởng niệm Hòa bình    Sứ điệp của Đức Thánh Cha
20:25    Khởi hành đi Tokyo     
21:50    Đến sân bay Tokyo-Haneda     
 
Thứ Hai 25 tháng 11 năm 2019
TOKYO
10:00    Gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa - Triple Disaster” tại Hội trường Bellesalle Hanzomon    Diễn văn của Đức Thánh Cha
     Thăm riêng Nhật hoàng Naruhito tại Hoàng cung     
11:45    Gặp Giới trẻ tại Nhà thờ chính tòa Thánh Maria (the Cathedral of Holy Mary)    Diễn văn của Đức Thánh Cha
     Ăn trưa với đoàn tuỳ tùng giáo hoàng tại Tòa Sứ Thần     
16:00    Thánh Lễ tại hội trường thể thao Tokyo    Bài giảng của Đức Thánh Cha
     Gặp Thủ Tướng Nhật tại Kantei     
     Gặp quan chức chính quyền và ngoại giao đoàn tại Kantei    Diễn văn của Đức Thánh Cha
 
Thứ Ba 26 tháng 11 năm 2019
TOKYO – ROMA
07:45    Thánh lễ riêng với các tu sĩ Dòng Tên tại Nhà nguyện Kulturzentrum của đại học Sophia     
     Ăn sáng và gặp riêng Học viện Massimo tại đại học Sophia     
09:40    Thăm các linh mục già và đau bệnh tại đại học Sophia     
10:00    Thăm Đại học Sophia    Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:20    Nghi thức tạm biệt tại sân bay Tokyo-Haneda     
11:35    Khởi hành về Roma     
17:15    Đến sân bay Fiumicino, Roma
Copyright © - Giáo Xứ Hòa Bình